Quần vợt Việt Nam có những điểm gì khác biệt so với những giải đấu quốc tế

Rate this post

Bạn đã biết được lịch sử hình thành và phát triển của bộ môn quần vợt chưa. Trong bài viết này, chúng ta hãy cùng điểm lại những thành tích của đội tuyển Việt Nam khi tham gia Sea Games. Từ đó có thể thấy được điểm khác biệt giữa quần vợt Việt Nam và các giải quần vợt lớn khác nhé.

Tin tức hot liên quan: Nhận định trận chung kết SEA GAMES 30 – Việt Nam vs Indonesia – KU Việt

Quần vợt là một bộ môn thi đấu giữa 2 cá nhân với nhau hoặc là thi đấu giữa 2 đội trên sân. Khi thi đấu cũng như tập luyện, người chơi sẽ phải sử dụng một quả bóng làm bằng cao su bọc nỉ rộng để tấn công phía đối phương nhằm ghi điểm. Có thể nói rằng bộ môn quần vợt được nhiều quốc gia đưa vào làm bộ môn thi đấu chính thức. Điển hình như ở các kỳ Thế vận hội và Sea Games đều có sự xuất hiện của môn thể thao này.

Lịch sử hình thành của bộ môn quần vợt Việt Nam

Chúng ta phải cảm ơn đến công lao của người Pháp khi đưa bộ môn thể thao này vào Việt Nam từ đầu thế kỷ 20. Cách chơi đơn giản của nó đã khiến cho nhiều người yêu thích và phát triển bộ môn này đến tận bây giờ

 

Vào năm 1921, Chủ tịch Hội quần vợt Chợ Lớn là ông Lương Văn Mỹ đã ra một thông báo quan trọng đến toàn thể chủ tịch các hội thể thao ở khu vực Sài Gòn, Chợ Lớn các tỉnh Nam Kỳ về việc ông này sẽ thành lập giải đấu quần vợt mang tên Championnat de Tennis. Thời gian tổ chức sẽ diễn ra vào năm 1922 và địa điểm tổ chức tại sân của Hội quần vợt Chợ Lớn.

Giải đấu quan trọng này được lịch sử quần vợt Việt Nam ghi nhận như tiền lệ mở đầu cho những giải đấu lớn hơn, mang tính chuyên nghiệp trong tương lai. Và sự thật đã chứng minh rằng độ hấp dẫn của môn chơi này đã được các thế hệ sau phát triển và tạo ra nhiều cơ hội cọ xát tại những giải đấu lớn trong và ngoài nước.

Nguồn tham khảo tại sách 100 năm quần vợt Việt Nam do Nhà xất bản Thế giới biên soạn: https://www.khaitam.com/sach-khai-tam-tuyen-chon/100-nam-quan-vot-viet-nam-mot-thoi-vang-son-mot-thoi-tran-tro

Thành tích thi đấu quần vợt của đoàn thể thao Việt Nam tại những kỳ Sea Games trước đây

Sea Games 29: 2 huy chương đồng ở nội dung đơn nam và đôi nam

 

Sea Games 2: 1 huy chương đồng

Những giải quần vợt lớn trên thế giới

Như đã nói từ phần đầu tiên, lịch sử môn quần vợt có nguồn gốc từ nước ngoài, sau đó được nhân rộng và phát triển thành môn thể thao chính thực tại nhiều giải đấu lớn. Hiện nay chúng ta có 4 giải đấu quốc tế chuyên nghiệp, cụ thể:

  • Úc mở rộng: Đây là giải đấu quốc tế mở đầu mỗi năm như một tiếng súng bắt đầu cho mùa giải tranh tài. Thời gian diễn ra mùa giải thường rơi vào nửa cuối tháng 1 tại Melbourne. Cách tính điểm thi đấu sẽ dựa theo thể thức 5 set (áp dụng cho nội dung đơn nam, nên chỉ cần thắng 3 set là đã giành chiến thắng). Riêng với đơn nữ sẽ đánh 3 set (thắng 2 set là loại đối thủ). Đặc biệt ở set cuối cùng sẽ không có loạt tie-break (tie-breaker). Hiện nay giải Úc mở rộng được đánh giá là một trong 4 giải Grand Slam quần vợt trong năm, vì vậy ngay cả những cựu danh thủ vẫn có quyền đăng ký tham gia cũng như các nội dung thi đấu liên quan đến đôi nam, đôi nữ và đôi nam nữ phối hợp.
  • Pháp mở rộng: Thời gian thi đấu diễn ra vào khoảng nửa cuối tháng 5 và đầu tháng 6 tại Pháp. Luật chơi của giải đấu này tương tự với giải Úc mở rộng, nghĩ ra với nội dung đơn nam sẽ chơi theo thể thức 5 set (chọn 3 set thắng) và nội dung đơn nữ sẽ thi đấu 3 set (chọn 2 set thắng). Ở ván cuối cùng của giải đấu sẽ không hề có ván hòa giải, đòi hỏi thể lực của người chơi phải rất tốt.
  • Wimbledon: Trên thế giới hiện nay, tất cả mọi người đều công nhận rằng giải đấu Wimbledon có lịch sử lâu đời nhất và mức độ uy tín cũng rất cao. Thời gian diễn ra giải đấu này rơi vào khoảng cuối tháng 6 và đầu tháng 7. Điều đó tạo điều kiện cho những vận động viên trẻ có cơ hội học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước.
  • Mỹ mở rộng: Để kết thúc một năm thi đấu hết mình, giải Mỹ mở rộng chính là tiếng chuông để các tuyển thủ hiểu rằng mình đang chơi ở vòng đấu cuối cùng trong năm. Thời gian thi đấu thường diễn ra vào nửa cuối tháng 8 và đầu tháng 9 tại New York

Điểm khác biệt giữa quần vợt Việt Nam và những giải đấu lớn quốc tế

Vì sao đến kỳ Sea Games 30 năm nay, Việt Nam lại hi vọng mình có được tấm huy chương vàng đầu tiên mang về. Tất nhiên câu chuyện không phải là do chúng ta có tuyển thủ hạt giống Lý Hoàng Nam hoặc là sự góp mặt kịp thời của tay vợt hạng 355 ATP Daniel Nguyễn. Niềm hy vọng này đến từ những sự cố gắng của toàn đội khi tự mình đi cọ xát với những giải đấu chuyên nghiệp trong và ngoài nước.

Thế nhưng, ai cũng biết rằng Việt Nam đã góp mặt ở nhiều kỳ Sea Games, thành tích chỉ dừng ở huy chương đồng. Đâu là điểm khác biệt giữa quần vợt Việt Nam và giải đấu quốc tế?

Đầu tiên là sự vượt trội về chuyên môn, những tuyển thủ tham gia giải đấu quốc tế được đào tạo toàn diện từ cơ bản đến nâng cao. Họ không bao giờ để đối thủ của mình phát hiện ra sơ hở, ngược lại những tuyển thủ mạnh nhất của Việt Nam như Minh Quân lại không thể tìm ra điểm yếu ngay từ trận đầu.

Nguyên nhân thứ 2 là cơ hội thi đấu của Việt Nam quá ít, đồng ý trong những năm trở lại đây, tuyển thủ của Việt Nam được tham gia nhiều giải đấu. Nhưng cơ hội thi đấu trong một môi trường chuyên nghiệp và mang tầm quốc tế phải nói rất ít. Chính vì lý do này, khi chúng ta gặp phải những đối thủ khó chịu sẽ không thể tiêu hóa được những thông tin liên quan đến cách chơi của họ.

Tính cho đến thời điểm này, mặc dù chúng ta đã đầu tư rất nhiều kinh phí cho bộ môn quần vợt, nhưng điều đó vẫn chưa đủ giúp cho các tuyển thủ mang về huy chương vàng. Mong rằng trong tương lai, khán giả hâm mộ quần vợt sẽ được chứng kiến giây phút vinh quang trên đấu trường quốc tế.

Chibi Blog

một blogger từng học công nghệ thông tin thích chia sẻ kiến thức, đam mê công nghệ, thích ca hát, chơi guitar và yêu thể thao